BÚT TRE VÀ TRƯỜNG PHÁI THƠ BÌNH DÂN MIỀN BẮC - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm
Người miền Bắc dùng chữ hòm để chỉ cái thùng, cái hộp trong khi đó ở miền Nam hòm lại là quan tài dành cho người chết. Thế cho nên, chọn người xứng đáng mà cho vào hòm hiểu theo người miền Nam thì… hết nước nói!

Lại nữa, tỉnh Bắc Ninh có Nguyễn Trùng Dương đã giành chức vô địch đô vật trong lễ hội xuân được Bút Tre ca tụng:
Bắc Ninh có cậu Nguyễn Trùng
Dương vật khỏe quá cả vùng thất kinh

Hết nước nói. Trong thơ Bút tre có đủ cả cửa mình lẫn dương vật, những ngôn từ dung tục đã đi lạc vào thơ. Thế mới gọi là ‘chữ nghĩa’ bình dân, chữ thì tục nhưng nghĩa lại thanh!

Rất nhiều địa danh từ Bắc xuống đến Nam đã được nhắc đến trong thơ Bút Tre nguyên thủy cũng như thơ Bút Tre cải biên. Tại tỉnh Lai Châu thuộc vùng biên giới Việt-Trung có huyện Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc, giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Tây và phía Nam huyện Mường Tè giáp huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Phía Đông Mường Tè là huyện Sìn Hồ

Anh đi công tác bản Mường
Tè xong một cái lên đường về quê

Sông Lô là phụ lưu tả ngạn của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Việt Trì, còn gọi là ngã ba Hạc. Sông Lô ‘anh hùng’ là địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua Trường ca sông Lô của Văn Cao và Tiếng hát sông Lô của Phạm Duy:


Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần

Lại nói về danh lam thắng cảnh, Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc, nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ.

Không đi không biết Tam Đao [Tam Đảo]

Đi thì không biết chỗ nào mà ngu [ngủ]
Một giường nó nhét hai cu [cụ]
Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về… [chủ nhật]


Tại Hải Phòng có bãi biển Đồ Sơn là một quận cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng đông nam. Đồ Sơn có một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp ở miền bắc Việt Nam. Bút Tre chơi chữ Đồ Sơn và… đồ nhà:


Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn
Ði về mới biết chẳng hơn đồ nhà
Ðồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật hơn là Ðồ Sơn


Tỉnh Hà Tĩnh có kẹo Cu Đơ là một loại kẹo lạc (đậu phộng). Kẹo được nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh tráng ép lại.

Cái tên Cu Đơ được cho là xuất phát từ xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, nơi có người đầu tiên làm loại kẹo này. Vốn dĩ kẹo Cu Đơ ban đầu chỉ được gọi đơn giản là kẹo lạc, nhưng được dân gian hay gọi là kẹo Cu Hai để ghi danh người làm ra nó, vốn là một người cha có hai con trai (cu hai). Cái tên Cu Đơ như hiện nay bắt nguồn từ tiếng Pháp Deux (đọc là đơ) có nghĩa là hai.


Chưa ăn chưa biết Cu đơ
Ăn rồi mới biết nó đờ cu ra


Tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của gió Lào nên:


Nghệ An nổi tiếng gió Lào

Trẻ già trai gái người nào cũng đen


Cửa Lò là một thị xã thuộc phía đông tỉnh Nghệ An, nổi tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất. Cửa Lò lớn lắm nhưng vẫn chưa to bằng cửa…:


Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết nó to thế này


Xuôi về Nam ta cũng bắt gặp một số địa danh. Thị xã Phan Thiết là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A, cách Sài Gòn 198 km, vốn nổi tiếng về nước mắm:


Nhớ nhung về thị xã Phan
Thiết tha mơ tưởng cô hàng nước măm [nước mắm]


Ban Mê Thuột vốn là thủ phủ của miền cao nguyên cũng được Bút Tre để mắt đến:


Anh đi anh ghé Buôn Mê

Thuột xong một cái thì về với em


Bài lục bát dưới đây về Sài Gòn ngày 30/4/1975, chắc chắn không phải của Bút Tre, nhưng thuộc về trường phái Bút Tre:


Hôm nay giải phóng Sài Gòn

Bà con phấn khởi chạy bon ra đường

Có cô đang ngủ trên giường

Vội vàng tỉnh dậy, bị thường vào tày [bị thương vào tay]

Ô tô cấp kíu đến ngay

Ðưa vào bệnh viện ba ngày thì khoi… [khỏi]


Cách Sài Gòn khoảng 50km có Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông có một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam.

Chưa đi chưa biết Cần Giờ
Đi rồi mới biết họ… không cần gì


Thơ Bút Tre còn vói tới các nước lân cận với Việt Nam như Lào và Campuchia. Một cán bộ tham nhũng bị ở tù khi đi công tác tại Cămpuchia:


Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm


Loại thơ theo kiểu ‘con cóc nhảy ra, con cóc nhảy vô’ khá phổ biến trong văn chương bình dân Việt Nam. Ở miền Nam có dạng thơ ‘lẩy’ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu như:


Vân Tiên cõng mẹ trở ra

Đụng phải cột nhà cõng mẹ trở vô

Vân Tiên cõng mẹ trở vô

Đụng phải cái bồ cõng mẹ trở ra…


Trong thơ Bút Tre và trường phái Bút Tre, người ta cũng bắt gặp rất nhiều hình ảnh ‘đi vào, đi ra’:

Ở trong hang đá đi ra
Vươn vai một cái rồi ta đi vào

Hôm nay mồng tám tháng ba
Chị em phụ nữ đi ra đi vào
Anh em thấy vẫy tay chào
Chị em phấn khởi đi vào đi ra …

Rộng lớn như thể nước Nga
Người ta không cấm thụt ra thụt vào
Nhỏ bé như thể nước Lào
Cũng không có cấm thụt vào thụt ra
Chỉ riêng có Việt Nam ta
Đâu đâu cũng cấm thụt ra thụt vào.

Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng phải hít ra thở vào
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải hít vào thở ra
Xa xa như nước Cu-Ba
Người ta còn phải hít ra thở vào
Gần gần như cái nước Lào
Người ta cũng phải hít vào thở ra
Nói chung trong cõi người ta
Bắt buộc là phải thở ra hít vào.

Bút Tre dí dỏm cho rằng “… loại thơ đứng đắn là thơ nghiêm còn loại thơ tếu là thơ nghỉ”. 

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, không ít những bài thơ nghiêm được viết để ca tụng nhưng Bút Tre lại có hai câu thơ nghỉ viết theo kiểu ‘huề vốn’:

Bỗng nghe tin sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần.

Tre, vì tác giả của nó, một người có học vấn, không thể vô tình khi hạ bút viết những câu thơ tưởng như ngô ngê, ngớ ngẩn kia.

Chưa nghe ai nghiên cứu và cũng chưa ai nhắc tới câu hỏi của Nguyễn Tuân. Trước đây nhà văn Kim Ngọc đã khen ngợi Bút Tre ‘dẫn xướng sự đổi mới’, lập tức bị bọn ‘lãnh đạo văn hóa’ bâu vào phê bình, kiểm điểm. Bây giờ người ta lại không hết lời ca tụng ông, Quốc Hội trao huân chương cho ông.

Bút Tre có tên trong Tự Điển Văn Hóa (NXB Văn Hóa, năm 1993, trang 49). Ông được coi là ‘tấm lòng thơ của một cán bộ văn hóa’ (Lê Huy Ngọ), ‘xứng đáng với danh hiệu nhà thơ dân gian’ (Nguyễn Hữu Nhân), ‘ông là nhà văn hóa mà dòng đời của ông đắm mình trong dòng văn hóa dân gian’ (Ngô Quang Nam).

Có người lại nói ông Đặng Văn Đăng vốn là dân tập kết từ miền Nam ra Bắc, quê ông ở Bến Tre nên mới lấy bút hiệu Bút Tre (!). Có lẽ vì quá ngưỡng mộ tài làm thơ của ông nên mới có trường hợp ‘nhận vơ’ như vậy. Tuy nhiên, nếu Bút Tre là người miền Nam thật thì hai câu thơ cổ động bầu cử tự do của ông lại càng thâm thúy:

Ta đi bầu cử tự do

Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm

Người miền Bắc dùng chữ hòm để chỉ cái thùng, cái hộp trong khi đó ở miền Nam hòm lại là quan tài dành cho người chết. Thế cho nên, chọn người xứng đáng mà cho vào hòm hiểu theo người miền Nam thì… hết nước nói!

Có thể nói, phong trào làm thơ Bút Tre theo lối “cưỡng từ đổi nghĩa, sửa dấu ép vần” là độc nhất vô nhị của văn học Việt Nam. Cốt lõi của dòng thơ là tính trào phúng và chất dung tục. Khi thì tục lồ lộ, khi thì tục mà thanh, khi thì thanh mà tục… đáp ứng được thị hiếu của người đọc cần những nụ cười sảng khoái để quên đi những khoảnh khắc lầm than. 

*** 

(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10 – Thời xuống lỗ)

Theo Blog Tôi Thích đọc


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top