Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Phụ cấp cho giáo viên cả chục năm trời, nay UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bất ngờ quyết định truy thu gần 120 giáo viên ở 9 trường học trên địa bàn. Tiền đã tiêu hết, nay không có trả, số giáo viên này đang bị truy thu bằng cách cắt giảm 1/3 lương. Đồng lương đã thấp, nay rơi vào cảnh nợ nần, họ đã gửi đơn thư kêu cứu đến nhiều nơi.
Bỗng dưng mắc nợ, lỗi tại ai ?
Cô Lâm Thị Thắm, giáo viên Trường mầm non Lộc Nam, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết, cô cũng như nhiều giáo viên tại địa phương đang rơi vào cảnh khốn đốn vì bỗng dưng mắc nợ nhà nước. Mà số nợ không hề nhỏ, có người lên tới 200 triệu đồng. Riêng cô Thắm, số nợ lên tới 151,4 triệu đồng.
Theo cô Thắm, từ năm 1999 đến tháng 7/2017, cô cùng nhiều giáo viên khác công tác ở trường mầm non Lộc Thành, là vùng khó khăn thuộc khu vực II và được hưởng 72 tháng phụ cấp theo quyết định số 1448/1998/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng với mức phụ cấp là 40%. Từ tháng 8/2017 đến nay, cô Thắm cùng một số giáo viên được điều động đến Trường mầm non Lộc Nam. Về chế độ, theo quy định, cô được hưởng phụ cấp 4 tháng theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP với mức phụ cấp là 70% trong đó 40% phụ cấp đứng lớp và 30% chênh lệc và hưởng phụ cấp 54 tháng theo nghị định 116/2010/NĐ-CP. Từ năm 2013-2016, cô Thắm không nhận được tiền trợ cấp. Tuy nhiên, bắt đầu từ đợt chi trả gần đây (1/2018) cô Thắm và một số giáo viên bị truy thu tiền phụ cấp.
Cô Thắm là một trong những giáo viên có gia cảnh khó khăn. Hiện chưa có nhà ở, phải đi thuê căn phòng nhỏ chừng 20 mét vuông. Đồng lương giáo viên không đủ lo cho gia đình, ngoài giờ dạy cô phải nuôi thêm gà vịt để tăng thêm thu nhập. Vậy mà, bỗng dưng khoản nợ hàng trăm triệu đồng đổ sập xuống đầu, cô Thắm hoang mang không biết phải lấy đâu để trả. Gạt nước mắt, cô Thắm nói: “Theo nghề từ thời bao cấp, phải đi moi từng củ khoai, cái bánh mì ăn qua ngày. Khi được trợ cấp thì tính vào tiền lương hàng tháng, nay bỗng dưng bị nợ số tiền quá lớn, tôi không biết phải làm gì”.
Những giáo viên này bỗng dưng lâm cảnh nợ nần, lương không đủ ăn lấy gì trả nợ ?
Đồng cảnh ngộ, cô Đàm Thị Thành, giáo viên Trường tiểu học Lộc Nam A cho biết, cô cũng được thông báo mắc nợ hơn 106 triệu đồng. Cô kể, ra trường năm 1986, về trường giảng dạy đến nay. Trường thuộc vùng khó khăn, đi lại không thuận tiện nên trước đây hàng tháng được trả bao nhiêu thì giáo viên nhận bấy nhiêu, không ai thắc mắc gì. Đến năm 1998, UBND tỉnh Lâm Đồng có chính sách thu hút, phụ cấp 40% lương cho giáo viên toàn tỉnh Lâm Đồng.
Sau đó, cô được biết, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, phụ cấp giáo viên 70% bao gồm phụ cấp đứng lớp và chênh lệch. Đến tháng 1/2018, các cô bất ngờ nhận được thông báo, mình được hưởng phụ cấp quá hạn nên sẽ bị truy thu. “Khi đó, hiệu trưởng bảo kế toán phải để giáo viên nhận tiền ăn Tết nguyên đán nên chưa trừ. Dự định, từ tháng 3/2018 trường sẽ trừ trực tiếp vào lương. Nếu bị trừ như Nếu bị trừ như vậy, giáo viên sẽ không đủ tiền trang trải cuộc sống”, cô Thành nói.
Truy thu tiền tỷ lấy đâu trả?
Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn cho biết, riêng trường mình có khoảng 15 giáo viên bị truy thu với số tiền lên hơn 1,5 tỷ đồng. Hiệu trưởng này chia sẻ, bà không đồng tình với cách tính và truy thu như hiện nay của cấp trên.
Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn cho biết, riêng trường mình có khoảng 15 giáo viên bị truy thu với số tiền lên hơn 1,5 tỷ đồng. Hiệu trưởng này chia sẻ, bà không đồng tình với cách tính và truy thu như hiện nay của cấp trên.
Bà cho biết, năm 2006, Nghị định 61 của Chính phủ quy định cho giáo viên hưởng phụ cấp 30% mức lương trong vòng 18 tháng. Năm 1998, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản số 1448 về phụ cấp thu hút, hỗ trợ giáo viên 40%. Điều này được lý giải, quyết định 1448 của UBND tỉnh Lâm Đồng là thực hiện quyết định của Thủ tướng về phụ cấp cho ngành giáo dục chứ không phải phụ cấp thu hút miền núi. Tuy nhiên, khi có Nghị định 61/2006/NĐ-CP và nghị định 116 thì tỉnh Lâm Đồng cho rằng, giáo viên đã được hưởng phụ cấp 70% của nhà nước thì không được hưởng chính sách thu hút của tỉnh và thời gian được hưởng là 60 tháng.
Theo cách tính đó, nhiều giáo viên đã được hưởng quá 60 tháng và phải trả lại tiền cho nhà nước. Để có tiền trả lại cho nhà nước, Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm đã yêu cầu kế toán các trường trích từ tiền lương hàng tháng của giáo viên để trả. Đặc biệt, trường hợp như cô Thắm, dù chưa nhận đủ tiền trợ cấp 60 tháng vẫn bị truy thu. “Tiền phụ cấp hàng tháng, giáo viên đã chi tiêu, nay nhiều người không có để trả lại. Còn truy thu bằng cách trừ lương, thì giáo viên sẽ vô cùng khó khăn”, bà nói.
Trong khi đó, Công văn số 21 của UBND huyện Bảo Lâm ban hành ngày 5/1/2018 gửi Phòng GD huyện, các trường học trên địa bàn chỉ đạo: “Giao hiệu trưởng các trường có trách nhiệm thực hiện thu hồi nộp ngân sách số tiền đã chi vượt phụ cấp thu hút, tiếp tục truy lĩnh số còn được hưởng và hoàn trả lại số tiền người lao động nộp dư”.
Chiều 19/3, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho rằng, việc truy thu tiền phụ cấp của giáo viên trên địa bàn UBND đang thực hiện theo các quy định của nhà nước, địa phương không thể tự tiện làm được”, ông Kiên nói.
Theo thống kê của UBND huyện Bảo Lâm, số tiền sẽ truy thu giáo viên theo công văn số 21 ban hành tháng 1/2018 lên tới 4,28 tỷ đồng. Trong đó, có giáo viên nợ tới hơn 160 triệu đồng, cũng có giáo viên bị truy thu từ mấy triệu đến mấy chục triệu. Số tiền truy thu nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian công tác, mức lương. Trong số đó, có một số giáo viên đã buộc nộp lại tiền phụ cấp nhiều năm qua như giáo viên ở trường THCS Tân Lộc, Tiểu học Lộc Tân; Trường mầm non Lộc Bảo; Trường mầm non Lộc Lâm…Tuy nhiên, đa số giáo viên hiện chưa có cách nào để trả lại tiền cho nhà nước, ngoài phương thức chấp nhận trừ 1/3 lương hàng tháng cho đến hết nợ.
|
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment