Có bao nhiêu Hiệu trưởng làm “cò” chạy việc? - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

- Những ngày qua, chúng ta còn chứng kiến những người được gọi là “cò” ở trong trường học mà lại là những người đứng đầu đơn vị thì thật là đau đớn...cho những ai có lương tâm, còn tâm huyết với giáo dục.
Câu hỏi có vẻ hơi thừa, "Có bao nhiêu?"
Có lẽ không cần bàn cãi,  câu trả lời là 100%
Ngày nay, có thể khẳng định 100% hiệu trưởng hiện nay được đẻ ra từ việc mua ghế, và đương nhiên họ sẽ bán chỗ giảng dạy để thu lời.

Giáo dục được bắt đầu từ sự mua bán, có mua bán sẽ có dối trá, lừa đảo ... Dẫn tới phá nát cả ngành giáo dục bao nhiêu năm vun đắp xây dựng

Ngày xưa, mỗi khi nhắc đến từ “cò” thì chúng ta chỉ nghĩ đến hình ảnh con cò trong ca dao, trong lời ru, tiếng hát, hay những trang thơ trữ tình.

Và, những con cò ngoài đời thì bay nhịp nhàng, thong thả xếp thành chữ V thật đẹp bay về giữa đất trời bao la trên những cánh đồng trong những buổi chiều tà.

Hình ảnh con cò hiện thân của chốn vùng quê thanh bình từ hàng ngàn năm cứ thế yên ả bay cả ngoài đời và trong tâm tưởng của bao người.

Vậy mà, những năm gần đây, mỗi khi chúng ta nhắc đến từ “cò” thì lại nghĩ đến những tay cò đất, cò xe, cò bệnh viện…

Những người được gọi là “cò” thường là những người không có việc làm ổn định, họ phải làm thêm công việc môi giới để kiếm cơm cho bản thân và vợ con của mình.

Thế mà những ngày qua, chúng ta còn chứng kiến những người được gọi là “cò” ở trong trường học mà lại là những người đứng đầu đơn vị thì thật là đau đớn biết nhường nào.

Câu chuyện lùm xùm trong những ngày qua của ông Huỳnh Bê, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Ngô Mây huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) vừa mới bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về những tiêu cực trong quản lý tài chính và nhận tiền chạy việc của hàng loạt giáo viên.

Và, cũng trên địa bàn Krông Pắk, trường hợp ông Phan Xuân Hạnh, Phó bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ea Phê cũng vừa bị Uỷ ban nhân dân huyện cách hết chức vụ trong Đảng và chức danh Hiệu trưởng do bị tố nhận 210 triệu đồng chạy việc cho giáo viên…

Những sự việc như thế này xảy ra liền kề nhau cho ta thấy một bức tranh không mấy sáng sủa về tính minh bạch trong tuyển dụng giáo viên hiện nay ở một số địa phương.

Từ đây, cho ta thấy rằng chuyện ông Huỳnh Bê bị bắt, ông Phan Xuân Hạnh bị cách chức cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm cho bức tranh tuyển dụng nhân lực của ngành giáo dục mà thôi.

Vì sao 2 sự việc này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm?

Vì đây chỉ là những người “không may bị lộ”, chứ thực ra chuyện Hiệu trưởng đứng ra “chạy” việc cho giáo viên đã có hàng chục năm nay rồi.

Nhất là những địa phương có lượng sinh viên sư phạm ra trường nhiều thì mức độ tốn kém, khó khăn càng nhân lên gấp bội phần.

Điều đó cũng đồng nghĩa mỗi suất hợp động không thời hạn tốn hàng trăm triệu đồng.

Chúng ta còn nhớ, khi rộ thông tin hơn 500 giáo viên ở huyện Krông Pắk có nguy cơ bị thanh lý hợp đồng và có nhiều thông tin về tiêu cực trong tuyển dụng thì đại diện lãnh đạo huyện này vẫn khẳng định là “chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực” nhưng rồi chỉ sau đó hơn chục ngày thì đã có 1 hiệu trưởng bị bắt, 1 hiệu trưởng bị cách chức!

Và, ai cũng có thể biết rằng chuyện các đời Chủ tịch của huyện Krông Pắk đã bị kỷ luật về những sai phạm trong tuyển dụng hàng loạt giáo viên thì lẽ nào trong huyện lại chỉ có 2 hiệu trưởng dính tràm?

Sở dĩ, những giáo viên đứng lên tố cáo các Hiệu trưởng nhận tiền mà không chạy được việc cho mình vì tiền đã bỏ ra mà không được việc thôi.

Chứ nếu các giáo viên đã đưa tiền mà các Hiệu trưởng chạy được việc thì ai tố cáo làm gì.

Vậy nên, một điều chắc chắn là số lượng giáo viên đưa tiền cho các Hiệu trưởng không chỉ có chừng ấy người mà sẽ còn nhiều người nữa nhưng vì đã xin được việc cho họ nên họ đang im lặng để giảng dạy.

Vì thế, việc đổ bể của hai hiệu trưởng Huỳnh Bê và Phan Xuân Hạnh, theo chúng tôi thì có lẽ cũng chỉ vì tham quá và chưa khéo léo.

Hơn nữa, điểm chung của cả hai ông thầy này là chỉ còn mấy tháng nữa là về hưu nên mới tính sai nước cờ như vậy, chứ nếu còn trẻ thì sức mấy mà hai ông này lại có kết cục bi đát như vậy.

Chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu chỉ mình Hiệu trưởng có dám “ăn” chừng ấy tiền của mỗi giáo viên hay không? Chắc chắn là không rồi.

Và, nếu những người kí quyết định tuyển dụng biết dư thừa giáo viên mà vẫn kí không? Chắc chắn là không rồi.

Chính vì thế mới có chuyện các ông Nguyễn Sỹ Kỷ, ông Y Suôn Byă ở Krông Pắk (Đắk Lắk); bà Ngô Thị Hoa ở Yên Định (Thanh Hóa) hay ông mới đây nhất là ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Bình cũng vừa bị đề nghị kỷ luật vì đã tiếp nhận và ký hợp đồng tuyển dụng hàng loạt trường hợp trái quy định, trong đó có một số viên chức ngành giáo dục khi ông giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân nhân huyện Minh Hóa.

Rõ ràng, chuyện chạy việc đã tồn tại từ khá lâu ở một số địa phương nhưng vấn đề là các Hiệu trưởng chỉ bị lộ khi có hàng loạt người đứng tố cáo và báo chí vào cuộc mà thôi.

Và, trong những phi vụ như vậy thì vai trò của hiệu trưởng nhà trường rất quan trọng.

Bởi thực tế, nếu nhờ hiệu trưởng “chạy” thì thường khi về trường rất ít khi bị làm khó dễ trong quá trình giảng dạy.

Ngược lại, nếu nhờ không đúng cửa, dù có được cấp trên “ấn” về thì những giáo viên đó cũng luôn bị ban giám hiệu nhà trường “quan tâm” thường xuyên.

Vì thế, phần nhiều giáo viên cậy nhờ hiệu trưởng để lợi cả đôi đường.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao một số hiệu trưởng lại có thể có quyền tự tung tự tác đến như vậy?

Bởi thực tế, cơ chế hiện nay hiệu trưởng đang có rất nhiều quyền hành.

Hơn nữa, một số nơi có chuyện chạy chức, chạy quyền nên khi họ đã củng cố được vị trí của mình thì phải tìm cách lấp lại.

Những phi vụ chạy việc mà thời gian qua cho chúng ta thấy nó có một sức hút ghê gớm.

Mỗi suất chạy, giáo viên phải tốn hàng trăm triệu đồng như vậy thì chắc chắn những hiệu trưởng đứng ra “giúp đỡ” cũng kiếm được một số tiền khá lớn cho mình.

Niềm tin vào giáo dục đối với xã hội đang bị mai một, trong đó có sự “góp phần” của một số lãnh đạo nhà trường.

Vì thế, những người đóng vai trò quản lý nhà trường cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trước đơn vị mà mình quản lý.

Quy chế dân chủ nơi đơn vị phải được phát huy và cơ chế quản lý của lãnh đạo địa phương phải cần được thực hiện nghiêm túc hơn nữa.

Mất hiệu trưởng này thì có hiệu trưởng khác lên thay thế nhưng niềm tin của đồng nghiệp, của phụ huynh và học sinh dành cho hiệu trưởng, cho ngành giáo dục liệu có còn vẹn nguyên không?

Việc hiệu trưởng Huỳnh Bê ở Đắk Lắk bị bắt giam dù những người đang công tác trong ngành giáo dục rất đau và bị ảnh hưởng nhưng nếu còn những người như vậy thì nhất thiết các cơ quan chức năng phải cần thiết đưa ra ánh sáng để trả lại sự trong sạch cho ngành giáo dục.


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top